1. Holloway Croquet Pavilion, Glyndebourne, Anh Quốc
Công trình vốn thuộc sở hữu của Nhà hát opera Glyndebourne và được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng - Carmody Groarke. Chủ sở hữu đã thuê BakerBrown để cải tạo và xây dựng gian hàng một tầng đối diện với bãi cỏ croquet trong sân vườn. Vật liệu xây dựng vô cùng đặc biệt bởi công trình sử dụng nút chai rượu, vỏ sò và tôm hùm đã bỏ đi cùng gỗ cây tần bì đã bị khai thác do bệnh tro, kết hợp theo phép giải cấu trúc – bắt vít tại chỗ thay vì dán keo để đảm bảo khả năng tái chế và tái sử dụng. BakerBrown Studio đã hợp tác với công ty kỹ thuật ElliottWood đánh giá và tìm giải pháp làm giảm lượng carbon khi sử dụng công cụ carbon cấu trúc (Structural Carbon Tool) – một ứng dụng mã nguồn mở giúp giảm thiểu lượng khí thải carbon trong xây dựng. Hiện Holloway Croquet Pavilion đã được hoàn thiện và bắt đầu mở cửa từ mùa xuân năm nay.
2. National Museum of Art, Architecture and Design, Oslo, Na Uy
Vào tháng 6, hai tòa nhà của Bảo tàng Quốc gia của Na Uy sẽ hợp nhất trong một thiết kế mới của công ty người Đức Kleihues + Kleihues. Thiết kế có kiểu dáng như một khối đá hai tầng và trên cùng là phòng triển lãm lớn tựa như ‘sảnh ánh sáng’ rộng 2.400 mét vuông với hướng nhìn ra vịnh hẹp. Khu vực tiền sảnh có quán cà phê, hiệu sách, thư viện và khán phòng có thể nhìn thấy từ bên ngoài công trình. Các phòng trưng bày nối tiếp nhau với 400.000 đồ vật có niên đại từ thời cổ đại. Phòng trưng bày trên cùng được bao bọc trong lớp thạch cao và ngập tràn ánh sáng tự nhiên.
3. Arkansas Museum of Fine Arts, Little Rock, Hoa Kỳ
Bảo tàng nghệ thuật Arkansas được Studio Gang tiết lộ về việc mở rộng sẽ nằm trong Công viên MacArthur lịch sử ở thủ phủ của tiểu bang Little Rock. Dự án dự kiến mở cửa cho công chúng vào mùa thu có thiết kế bậc thang và mái bê tông xếp nếp qua các sảnh khác nhau như “lưng rồng", mang lại sự nhất quán về mặt hình ảnh và tạo khoảng trống cho các cửa sổ bằng gỗ trên các dãy tòa nhà. Bảo tàng xây dựng nhằm cải thiện giao thông giữa các địa điểm, kết nối du khách với đồ ăn, thức uống, tầm nhìn ra thành phố và còn là nơi tổ chức thuận tiện các buổi biểu diễn và triển lãm.
4. Underwater Ocean Discovery Centre, Busselton Jetty, Úc
Underwater Ocean Discovery Centre với con cá voi bê tông khổng lồ được thiết kế bởi Baca Architects có thể sẽ trở thành Bảo tàng khám phá đại dương lớn nhất thế giới. Công trình sẽ được xây dựng cách biển 2km bên cạnh Cầu tàu Busselton ở Tây Úc, với một phần dưới nước có cửa sổ lớn nhìn ra đáy đại dương. “Bụng của con cá voi” gồm một mái nhà khung nhẹ do các nhà chế tạo du thuyền xây dựng sẽ là nơi du khách có thể quan sát đại dương. Các cửa kính uốn lượn hình sin sẽ cho tầm nhìn từ trên xuống dưới bề mặt của Vịnh Geographe, nơi sinh sống của san hô, bọt biển, cá nhiệt đới, cá voi lưng gù và cá voi xanh. Bảo tàng đại dương này sẽ mở cửa trước tháng 12 năm 2022.
5. Robot & AI Museum, Seoul, Hàn Quốc
Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi bảo tàng dành riêng cho công nghệ robot tân tiến này sẽ được tạo ra bởi robot, từ thiết kế ban đầu thông qua tạo hình (thông qua in 3D) và lắp ráp - dưới sự hướng dẫn của Melike Altınışık Architects có trụ sở tại Istanbul. Công trình này hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thành, dự kiến sẽ mở cửa vào mùa đông năm nay. Trên thực tế, quá trình xây dựng đang diễn ra và được coi như một triển lãm đầu tiên của bảo tàng.
Nguồn: The Spaces