Trang chủ Liên hệ

Tìm hiểu về thế giới da trong ngành nội thất

HF MARKET 23/06/2021

[HFMARKET.VN] Bất biến với thời gian, sang trọng và quý phái!  Đó là những gì đồ nội thất làm từ vật liệu da mang lại. Điều đó khiến chúng luôn là niềm mơ ước muốn sở hữu của những người say mê cái đẹp. Với vài thập kỉ trở lại đây, đồ nội thất làm từ da ngày càng được ưa chuộng và phổ biến. So với các chất liệu khác, sản phẩm làm từ chất liệu da thật tuy luôn có giá cao hơn, nhưng chúng mang lại giá trị không phải loại vật liệu nào cũng làm được, đó là vẻ đẹp và đẳng cấp cho người sử dụng. Bên cạnh đó, cùng với sự thiết kế tài ba của các nhà thiết kế nội thất, những món đồ này càng trở nên tinh tế hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện nay.

Da thật có nhiều ưu điểm vượt trội như khi tiếp xúc có độ mềm, nhiệt độ không quá lạnh ở bất cứ thời điểm nào, bền đẹp, tuổi thọ cao và vẻ bề ngoài sang trọng… Các đồ nội thất hay được sử dụng vật liệu da như sofa, giường, ghế, trang trí tường… với tông màu hết sức da dạng.  Đối với nội thất da thường được phân thành 2 vùng quan trọng là vùng tiếp xúc như chỗ ngồi, để tay, dựa… và vùng không tiếp xúc như ngoài chỗ để tay, lưng ghế… Đây là tiêu chí quan trọng để phân định đồ da trong nội thất và quyết định cả giá cả sản phẩm nội thất.

Chúng ta cùng tìm hiểu loại vật liệu đặc biệt này nhé!

Phân loại về da trên thế giới có rất nhiều cách phân biệt, tùy theo vị trí lớp da, cách thuộc da, cách xử lý lớp bề mặt mà có đến cả trăm tên gọi khác nhau. Với những người chưa có kinh nghiệm, khi tiếp xúc với thế giới da sẽ như bị lạc vào mê cung và khó có thể phân biệt được. Những quốc gia sản xuất da nổi tiếng trên thế giới như Italia, Bangladesh, Brazil... mỗi nơi lại có những phương pháp thuộc da truyền thống khác nhau tạo nên những loại da khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là mọi sản phẩm từ da có thể quy vào 1 vài loại cơ bản.

1. Phân loại da theo ghi chú tiêu chuẩn Quốc tế.

Thông thường chúng ta thấy ghi chú sản phẩm về da là “real leather - da thật”. Tuy nhiên, theo ghi chú theo tiêu chuẩn Quốc tế thì “real leather” tuy là da thật nhưng chúng lại được chia ra rất nhiều loại khác nhau gắn với chất lượng của chúng. Hiểu rõ điều này giúp cho người tiêu dùng lựa chọn đúng sản phẩm mà mình mong muốn.

Hãy hình dung ra tấm da thật, lớp da càng cao càng giữ được cấu trúc sợi da càng mịn, đan chặt và bền chắc do đó chất lượng càng cao. Lần lượt đi từ lớp cao nhất:

Là lớp da trên cùng và giữ nguyên được trạng thái nguyên bản của da. Theo đó các hạt da, lớp biểu bì trên cùng của da được giữ nguyên vẹn nên rất tự nhiên và bền. Bề mặt da vẫn còn thẩm thấu của lỗ chân lông. Đây là loại da có chất lượng tốt nhất. Sau một thời gian sử dụng loại da này tự tạo ra lớp Patina (mầu tự nhiên) bóng đẹp.

Tuy nhiên tùy vào cách xử lý nhuộm và phủ bảo vệ cho da mà Full Grain lại chia thành 3 loại:

+ Full Grain Aniline – Da mộc lớp 1: Đây là loại da tự nhiên, da chỉ nhuộm thấu, không phủ, bề mặt 100% tự nhiên

+ Full Grain Semi Aniline – Da lớp 1 tự nhiên: Loại này da nhuộm thấy và phủ nhẹ polymer bề mặt nhằm giảm bám bẩn và thấm nước nhưng vẫn giữ được độ thẩm thấu tự nhiên.

+ Full Grain Protected Leather (Pigmented Leather) – Da lớp 1 phủ bề mặt: da loại này có phủ lớp polymer dầy hơn nên chống bám bẩn và chống thấm tốt và cũng giảm độ thẩm thấu tự nhiên.

Là da lớp 1 nhưng về mặt được xử lý chà, mài để bỏ đi sẹo, nốt trầy.. trước khi phủ một lớp bề mặt được tào hình giống các hạt da tự nhiên. Vì nó vẫn là da lớp 1 nên khi sử dụng vẫn tạo ra lớp Patina (mầu tự nhiên) bóng đẹp.

 

Top Grain Leather là loại da có chất lượng thứ 2 sau Full Grain, được tạo ra khi tách bỏ một phần lớp da trên cùng. Bề mặt Top Grain được chà đi chà lại nhiều lần cho thật mịn, láng một lớp phủ bề mặt và tạo hình hạt da, vân kẻ… theo ý đồ của nhà sản xuất.

Da Top Grain không sản sinh ra lớp patina tự nhiên trong quá trình sử dụng, vì thế các nhà sản xuất thường tạo một về mặt nhân tạo rất mượt, láng đều và tạo cảm giác mềm mại như Full Grain. Đây vẫn là một loại da có chất lượng tốt và mềm mại

Genuine là lớp da thứ 3, có chất lượng tuy không bằng 2 loại da trên nhưng vẫn là sản phẩm làm từ da thật. Với loại da này bề mặt da được xử lý bằng việc nhuộm màu và phủ 1 lớp bảo vệ đồng thời tạo tính thẩm mỹ cho da. Tuy không mềm mại như da lớp 1 và lớp 2, da genuine được sản xuất từ những nước có kinh nghiệm hàng đầu thế giới về thuộc da như Italia cũng có chất lượng rất tốt.

Da lộn với lớp về mặt bông mịn màng luôn tạo cảm giác ấm áp và đôi chút phóng khoáng.  Tuy chúng ta gọi chung là da lộn nhưng thực tế lại có 2 loại da lộn khác nhau, đó là loại da được làm từ da lớp 2 hoặc lớp 3, độ bền cũng tương ứng với từng lớp da.  

Nếu được làm từ lớp 2, người ta mài bề mặt trên của da aniline để tạo ra một lớp nhung trên bề mặt da rồi tùy theo đặc tính của từng loại da mà có thể phun màu hoặc vân để tạo nên tấm da đạt chất lượng và tính thẩm mỹ. Có thể gọi tên loại này là da Nubuck.

Một loại da lộn khác thường thấy với chất lượng thấp và giá thành rẻ hơn được làm từ da genuine không được phủ sơn và hóa chất mà để tự nhiên, loại này dễ thấm nước và không có độ mềm mại cũng như không bền như loại trên.

Là loại da sử dụng bụi và vụn da của da thật trộn với keo, ép lại với nhau và phủ một lớp polymer (thường khá dầy) để tạo về mặt. Việc sử dụng da cán làm giảm rác thải trong quá trình sử dụng da thuộc, tác động tốt đến môi trường. Tuy nhiên loại da này có sức bền kém, khó tạo được độ sang trọng cho đồ da.

Da cán không được xếp vào loại da thật tuy thành phần của nó vẫn bao gồm da thật.

2. Phân loại theo chủng loài.

Tùy theo chủng loài, da thật có tính chất, độ mềm mịn và hình thức khác nhau. Có rất nhiều loại da nhưng trong nội thất chủ yếu ứng dụng những loại da sau dây

Da trâu và bò tương đối giống nhau nên khá khó để phân biệt. Thường thì da trâu thô và cứng hơn da bò, nên da bò được dùng chế tác nhiều và giá cũng đắt hơn da trâu.

Da bò trưởng thành tự nhiên có độ dày từ 1.2 đến 1.4mm, có độ dày lớn nhất, cứng nhất và co giãn rất ít. Đối với da tự nhiên, người ta phủ sáp để tạo thành da phủ sáp, loại da này có độ bền rất cao tuy nhiên da khá dầy và không mềm mại.

Một số sản phẩm nội thất cao cấp cũng sử dụng da bò tự nhiên giữ nguyên bộ lông loang lổ và mềm mịn của nó như da bò tự nhiên xuất xứ từ Brazil dùng để tạo ra những chiếc ghế độc đáo và sang trọng hoặc những tấm thảm lông bắt mắt.

Bề mặt da dê thường rất mềm mịn, chặt da, có độ bền cao. Bên cạnh đó, da dê cũng đắt hơn da bò và cũng vì thế những sản phẩm làm từ da dê thường là những sản phẩm cao cấp và đắt tiền.

Da cừu là loại da mỏng và mềm, tuy vậy kém bền hơn da bò và da trâu. Da cừu non có độ dày từ 0.7 đến 0.9 mm, da cừu trưởng thành thường có độ dày 0.9 đến 0.11 mm.

Da cừu non có giá đắt hơn da cừu trưởng thành, tuy nhiên nó thấm nước nhiều hơn.  mỏng hơn, co giãn cao hơn, nhăn nhiều hơn so với da cừu trưởng thành.

Da ngựa có lỗ chân lông hình bầu dục, không rõ ràng, to hơn lỗ chân lông của da bò, sắp xếp có quy tắc, trên mặt xốp mềm, tối màu.  Da ngựa ít dùng hơn da bò do không nhiều và thông dụng như da bò. Tuy nhiên các sản phẩm da ngựa tự nhiên nguyên lông cũng có thể được dùng để tạo nên những sản phẩm nội thất giá trị.

3. Giả da

Giả da cũng là một sản phẩm luôn song hành với dòng da thật, nên trong giới hạn bài viết này chúng ta tìm hiểu lướt qua một chút.

So với sản phẩm bằng da thật giá thành đắt đỏ thì sản phẩm giả da là một cứu cánh. Giả da (simili - PU) là sản phẩm nhân tạo thay thế da thật và được sản xuất công nghiệp 100% từ các nguyên liệu chính như vải lót, sợi polyester hoặc nhựa PVC. Được thiết kế mô phỏng theo da.  

Giả da được dùng trong nội thất nhằm thay thế da thật, chúng cũng đáp ứng được một số tiêu chí của da thật như khá đẹp và sang trọng. Bên cạnh đó giá thành của loại giả da này rẻ hơn, dễ bảo quản, dễ lau chùi, mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú, độ bền cũng tương đối cao.

Tuy nhiên, giả da có nhiều nhược điểm khiến chúng không thể thay thế được da thật như: tuổi thọ ngắn hơn da thật, sau một thời gian sử dụng chúng không tạo ra lớp patina như da thật, bề mặt rạn vỡ và bong tróc các lớp nhựa,  điều đó khiến chúng mất đi vẻ bóng đẹp và sang trọng ban đầu.

Cùng với sự hợp lý về giá cả thì giả da cũng là một giải pháp thay thế tạm thời cho những người thích vẻ đẹp của đồ da mà chưa có khả năng đầu tư cho chúng.

Mặc dù cùng mang đến vẻ đẹp và sang trọng nhưng với các ưu điểm của mình đồ da thật luôn luôn có giá thành cao hơn. Để phân biệt da thật và giả da có thể căn cứ vào một số yếu tố sau:

Da thật:

 Giả da hay da công nghiệp:

Việc phân định thật giả chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Nếu các bạn yêu các sản phẩm làm từ da nhưng vẫn băn khoẳn liệu mình có mua đúng với sản phẩm mong muốn không? Với các vấn đề này chúng tôi khuyên bạn nên tìm đến các nhà chuyên gia về da hoặc các nhà thiết kế có uy tín.

(Biên tập - HFmarket.vn) 

[Trang web đã được đăng ký với Bộ Công Thương. HFMarket.vn giữ bản quyền nội dung bài viết bằng tiếng Việt đối với các bài viết được đăng trên trang web http://hfmarket.vn/. Mọi sao chép với mục đích kinh doanh hoặc thu lợi nhuận đều không được cho phép]

Bài viết liên quan