DU LỊCH VÒNG QUANH THẾ GIỚI & CHIÊM NGƯỠNG CÁC TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC CÔNG CỘNG
Cùng HF Interior đi du lịch vòng quanh thế giới để tham quan những thiết kế công cộng đặc sắc và đã trở thành nét đặc trưng của các thành phố. Với các nghệ sĩ đằng sau những công trình này, các tác phẩm là cách họ thể hiện tiếng nói cá nhân về văn hóa và lịch sử qua các thời đại.
1/ Singing Ringing Tree tại Burnley, Anh Quốc
Hoàn thành vào năm 2006, the Singing Ringing Tree là tác phẩm điêu khắc cao 3.048 mét có vị trí tại dãy đồi Pennine nhìn ra Burnley, Anh Quốc, giống với hình dạng uốn cong của một cái cây thực tế. Công trình được thiết kế bởi các nghệ sĩ Mike Tonkin và Anna Liu. Họ đã rất sáng tạo khi sử dụng thép mạ kẽm và đặt nó theo hướng gió khiến cho luồng khí đi qua sẽ tạo ra âm thanh như một bài hát hoàn chỉnh. tác phẩm điêu khắc này đã giành được Giải thưởng Quốc gia của Viện Kiến trúc Hoàng gia Anh (RIBA) vào năm 2007.
2/ Bridge Over Tree tại Brooklyn, New York
Tác phẩm điêu khắc Bridge Over Tree được thiết kế bởi nghệ sĩ Siah Armajani, người Iran. Tác phẩm được ra mắt lần đầu tiên khi trưng bày dưới dạng điêu khắc tạm thời ở Minneapolis và rưng bày sau đó vào năm 2019 – sau gần 50 năm tại Công viên Cầu Brooklyn của New York. vào năm 1970 và trưng bày sau đó vào năm 2019 – sau gần 50 năm. Khối kiến trúc gồm cây cầu dài khoảng 27 mét và một lối thang bộ ở giữa.
3/ Cloud Gate tại Chicago, Illinois
Cloud Gate (còn được gọi là Bean) là một tác phẩm được thiết kế bởi Anish Kapoor. Nó được đặt tại Công viên Millennium ở Chicago, Illinois. Lấy cảm hứng từ thủy ngân lỏng, tác phẩm điêu khắc có hình dáng elip nặng 110 tấn và có chất liệu có thể phản chiếu không gian xung quanh thành phố Chicago. Tác phẩm điêu khắc có tổng chiều dài khoảng 20 mét và cao khoảng 10 mét và đường vòm cung cao đến 3 mét.
4/ Non-Violence tại New York
Non Violence (The Knotted Gun) là tác phẩm của nghệ sỹ Carl Fredrik Reuterswärd nằm bên cạnh trụ sở Liên hợp quốc tại New York. Tác phẩm điêu khắc đại diện cho hy vọng về một tương lai hoà bình, không có bạo động. Đây không chỉ là một tác phẩm bình thường mà nó là do Luxembourg đặt làm quà tặng cho Liên Hợp Quốc . Tác phẩm Non-Violence còn được coi là một trong những nguồn cảm hứng đằng sau phong trào vũ khí hóa nghệ thuật.
5/ The Statue of the Bear and the Strawberry Tree tại Madrid, Tây Ban Nha
The Statue of the Bear and the Strawberry Tree là một tác phẩm ra mắt năm 1967 đại diện cho quốc huy của Madrid. Nó được đặt tại trung tâm Madrid và được thiết kế bởi nhà điêu khắc người Tây Ban Nha - Antonio Navarro Santafé. Bức tượng được làm bằng đá và đồng, có chiều cao khoảng 3 mét và nằm ở quảng trường Puerta del Sol.
6/ Clothespin tại Philadelphia, Pennsylvania
Tác phẩm điêu khắc Clothespin thiết kế bởi nhà điêu khắc gốc Thụy Điển - Claes Oldenburg và nằm gần Tòa thị chính của Philadelphia. Clothespin được hoàn thành vào năm 1976, tác phẩm nhằm kỷ niệm hai trăm năm Hoa Kỳ.
7/ Release tại Howick, Nam Phi
Tác phẩm Release của Marco Cianfanelli được lấy cảm hứng từ Cựu Tổng Thống Nam Phi Nelson Mandela - Biểu tượng của Tự do và Bình đẳng. Tác phẩm được đặt gần Howick, Nam Phi và được ủy quyền bởi Cultural Mechanics – một nhóm tài trợ các dự án văn hóa cho các chính phủ trên thế giới. Công trình của Cianfanelli nằm dọc con đường nơi Mandela từng bị cảnh sát an ninh phân biệt chủng tộc bắt vào năm 1962, khiến Mandela phải ngồi tù trong 27 năm.
8/ The Architectural Fragment tại Melbourne, Úc
The Architectural Fragment được thiết kế bởi Petrus Spronk tại Melbourne, Úc. Tác phẩm có thiết kế độc đáo và dường như bị chôn vùi dưới lòng đất đặt trước Thư viện Tiểu bang Victoria. Hình ảnh đó mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sụp đổ của nền văn minh thời xưa, đồng thời ám chỉ đến sự chớp nhoáng trong hiện tại. Thành phố lựa chọn công trình này như một phần của dự án nghệ thuật công cộng lớn vào năm 1992.
Nguồn: Dezeen