Ghế Wishbone - Đằng sau một biểu tượng
HF MARKET | 20 Tháng 9, 2018
[HFMARKET.VN] Bạn đã từng nghe đến chiếc ghế Wishbone chưa? Hay một cái tên khác, CH24 chẳng hạn? Thực chất Wishbone là tên gọi thường thấy của chiếc ghế này, và CH24 là tên gọi khác của nó. Nhắc tới tên có thể không phải ai cũng biết, nhất là những người không ở trong ngành thiết kế nội thất. Nhưng có một điều chắc chắn rằng nếu đưa ra hình ảnh thì không ít người sẽ ngỡ ngàng vì mình đã từng sở hữu hoặc đã từng trầm trồ trước vẻ đẹp của chúng ở một nơi nào đó. Tôi tin chắc chắn vậy! Bởi lẽ chiếc ghế này có quá nhiều điểm đặc biệt, và chúng sẽ thực sự thu hút bạn ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Đó là một thiết kế kiệt tác, gắn liền với tên tuổi của của một vị kiến trúc sư tài ba của Đan Mạch, kiến trúc sư Han J. Wegner, bậc thầy của những chiếc ghế với một thiết kế độc đáo mang tính biểu tượng của nền thiết kế nội thất Đan Mạch.
Đầu tiên, chúng ta cùng tìm về lịch sử để tìm hiểu về bối cảnh ra đời và những thăng trầm của chiếc ghế này. Vào cuối những năm 1940, thế giới dường như quá chán với những chiếc ghế truyền thống nặng nề và cứng nhắc. Các kiến trúc sư thời đó đã miệt mài nghiên cứu với mong muốn tìm kiếm một cái gì đó mới mẻ hơn, nhẹ nhàng hơn và tinh tế hơn. Han J. Wegner, lúc đó còn là một kiến trúc sư trẻ, nhưng ông đã nỗ lực không mệt mỏi nhằm gây dựng hình ảnh của những chiếc ghế trong thời đại mới. Lấy cảm hứng từ ngai vàng của hoàng đế Trung Hoa ông đã thiết kế ra 5 mẫu ghế CH22, CH23, CH24, CH26 và CH25 trong đó đặc biệt nhất là ghế CH24.
CH22 |
CH23 |
CH24 |
CH25 |
CH26 |
|
|
|
Rất nhanh chóng, CH24 trở thành biểu tượng của công ty Carl Hansen & Son. Sau đó CH24 trở nên được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Nó được ưa chuộng đến độ khi nhắc tới CH24 là nhắc tới thiết kế của Wegner nói riêng và nền thiết kế nội thất của Đan Mạch nói chung. Ngày nay, ngay cả ở Việt Nam, chiếc ghế Wishbone cũng quá đỗi thân thuộc khi chúng xuất hiện ở bất cứ đâu: nhà hàng, khách sạn hay các ngôi nhà khác. Chúng hòa nhập một cách uyển chuyển và trở thành gần như là một yếu tố gắn liền với cuộc sống hiện đại.
Ghế Wishbone hay CH24 mang lại vẻ đẹp vừa mộc mạc vừa trang nhã, chúng xuất hiện trong mọi khung cảnh, không những không phá vỡ khung cảnh đó mà hòa hợp với các vật thể xung quanh một cách không ngờ. Điều đó đạt được là nhờ sự kết hợp đầy ấn tượng của sự đơn giản về hình dáng, vật liệu với quy trình sản xuất phức tạp. Về vật liệu, ghế CH24 gồm khung ghế bằng gỗ màu sáng, phần ngồi bằng mây đan. Mặc dù hình dáng chiếc ghế này nhìn khá đơn giản. Nhưng quy trình sản xuất ra nó lại vô cùng đặc biệt. Một chiếc ghế Wishbone được cấu tạo từ 14 thành phần và quy trình sản xuất một chiếc ghế Wishbone có hơn 100 bước thì hầu hết là được làm bằng tay. Riêng công đoạn đan 120 mét dây mây vào mặt ngồi ghế cần đến 45 phút làm việc liên tục của một thợ thủ công lành nghề. Việc mài nhẵn các bề mặt gỗ để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ khắt khe của Hans J. Wegner cũng chiếm một lượng thời gian không nhỏ trong việc sản xuất ghế Wishbone.
Tuy nhiên, nếu chỉ về xét riêng về hình dáng, vật liệu hay quy trình sản xuất thì chiếc ghế Wishbone không thể được ưa chuộng và ca ngợi đến thế. Riêng màu vàng sáng của chiếc ghế đã khiến chúng tạo ra sự tao nhã, hòa nhập với xung quanh. Phần khung của chiếc ghế được thiết kế từ gỗ mộc tự nhiên với một đường cong mềm mại, ôm lấy cơ thể của người ngồi một cách thoải mái nhất. Phần đỡ sau lưng là điểm khác biệt lớn so với chiếc ghế thông thường khác. Phần đỡ này hình chữ Y được thiết kế dựa theo cấu tạo nhân trắc học của con người một cách đầy sáng tạo và tinh tế. Phần mặt ngồi lại là tổ hợp tinh tế nhất của đôi tay người thợ. Như đã nói trên, phần mặt ngồi được dệt bằng tay, tạo thành một họa tiết vừa đẹp mắt vừa gây cảm giác êm ái cho người ngồi. Tất cả điều đó khiến cho chiếc ghế này không hề nặng nề, cứng nhắc mà toát lên vẻ đẹp của sự sáng tạo cũng như tính ứng dụng cao của chúng trong cuộc sống. Chính nhờ vẻ đẹp đó khiến chúng trở thành sản phẩm mà ai cũng muốn sở hữu. Cũng nhờ đó mà chiếc ghế này vượt xa các loại ghế khác và ngày càng trở lên phổ biến hơn.
Với CH24, ngoài ứng dụng mà nó mang lại, người sở hữu chiếc ghế này còn cảm nhận được đầy đủ nhất về một kiến thức sâu rộng, về sự trân trọng với sự mộc mạc của gỗ, của màu săc, về sự tổ hợp một cách tinh tế nhất của nghề thủ công với sự tiếp nhận kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất. Bên cạnh đó, CH24 còn thấm đậm triết lý của Carl Hansen – Mọi chiếc ghế đều không có mặt sau, ở nó chỉ có thể toát lên vẻ đẹp ở mọi khía cạnh, mọi góc nhìn. Thông qua chiếc ghế này, Wegner đã thổi một luồng cảm xúc một cách tự nhiên nhất và hữu cơ nhất vào cuộc sống. Và nhờ câu chuyện về chiếc ghế Wishbone, triết lý sâu sắc của Wishbone đã được truyền tải đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất cho thế hệ sau. Sự trường tồn của vẻ đẹp tự thân, sự sáng tạo cũng như tính ứng dụng trong thiết kế nội thất chính là triết lý nhân sinh mà Wegner đã truyền lại thông qua ghế Wishbone. Ghế Wishbone, nó là một biểu tượng!
(Biên dịch - BTV HFMarket.vn. Nguồn: Carl Hansen & Son)
[Trang web đã được đăng ký với Bộ Công Thương. HFMarket.vn giữ bản quyền nội dung bài viết bằng tiếng Việt đối với các bài viết được đăng trên trang web http://hfmarket.vn/. Mọi sao chép với mục đích kinh doanh hoặc thu lợi nhuận đều không được cho phép]