Tin tức

Minimalism - Chủ nghĩa tối giản trong thiết kế nội thất

[HFMARKET.VN] Minimalism hay còn gọi là Zen (thiền) là một chủ nghĩa, một cách sống, là sự tìm kiếm cái cá nhân trong tâm hồn mỗi con người. Thiền tức là dọn dẹp cái bên trong, sắp xếp chúng lại, lược bỏ đi những thứ không cần thiết để cho cái "ta" có đủ không gian để phát triển. Triết lý này sau đó trở thành trào lưu trên thế giới, bắt đầu từ những năm 1960 và ảnh hưởng đến rât nhiều lĩnh vực nghệ thuật như hội họa, nhiếp ảnh, âm nhạc, thời trang và thiết kế nói chung. Phong cách thiết kế nội thất minimalist  là phong cách thể hiện triết lý tối giản này, sử dụng các vật liệu tự nhiên, mô hình ánh sáng và không gian gần giống như một tu viện, từ chối sự lộn xộn. Một ngôi nhà Zen có nghĩa là để được thư giãn, chiêm niệm, tìm kiếm sự cân bằng và từ đó phát triển cá nhân. Dòng chảy năng lượng Để dòng chảy năng lượng được tự do trong không gian có nghĩa là loại bỏ mọi chướng ngại vật, sử dụng những đường nét tối giản, ít chi tiết ví dụ như những đường nét hình học cơ bản. Khi giản lược tất cả mọi thứ, bạn có thể hình dung ngôi nhà của mình như một dòng nước trong vắt - một môi trường sống mở, không hạn chế, trong đó các phòng dễ dàng hòa tan với nhau, các cửa ra vào là các cánh cổng gần như vô hình, và mắt được thoải mái thư giãn trong không gian trống. Tạo một chốn tĩnh lặng để sống và để trí tưởng tượng của bạn tự do.  Màu sắc và ánh sáng Ánh sáng được coi là một thành phần cấu trúc quan trọng trong thiết kế nội thất Minimalist. Sử dụng ánh tự nhiên và hài hòa như ánh mặt trời và được thanh lọc có chủ đích qua những tán cây, bình phong hay rèm cửa. Đôi khi ánh sáng cũng có thể sử dụng để tạo điểm nhấn nổi bật cho không gian. Sử dụng những vật liệu tự nhiên như tre, đá hoặc sàn gỗ tự nhiên; tường trắng mờ hoặc màu trung tính; bề mặt vải bọc hoặc rèm cửa là sợi tự nhiên không nhuộm... tất cả những màu sắc này hòa trộn vào một sự đối xứng thư giãn, nhấn mạnh vào sự rộng lớn của không gian. Tuy vậy, thiên nhiên cũng có những sắc màu nổi bật của nó, vậy nên cũng đừng ngại ngần nếu thêm một vài phá cách, một cái chăn màu xanh trong căn phòng nhỏ hoặc một chiếc đèn chùm cũ kỹ trên bàn ăn, chúng có thể tiếp sinh lực cho căn phòng. Lưu trữ và tính linh hoạt Thiết kế Minimalist tối giản đồ dùng, không gian chật chội không có ích cho sự rung cảm yên bình của bạn, vì vậy đồ nội thất cần phải giản lược và đa nhiệm. Nhưng như vậy không có nghĩa là chúng ta phải sống giống như những thiền sư. Nội thất minimalist chú trọng vào công năng, mọi cấu trúc ẩn giấu bên dưới những đường nét đơn giản. Lược bỏ không có nghĩa là phải bỏ hết đi những thứ cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, thay vào đó, đồ nội thất được thiết kế tối ưu hóa công năng. Tủ tích hợp thành các bức tường phù hợp giữ bộ sưu tập sách, phương tiện, quần áo, dụng cụ thể thao. Đồ sứ và đồ bếp được cất trong tủ bếp nhiều lớp từ sàn đến trần màu trắng như những bức tường.  Sử dụng tối giản các đồ dùng nội thất Các đồ dùng nội thất như bàn ghế, vật dụng trang trí được hạn chế đến mức tối đa nhưng vẫn đảm bảo sự tiện dụng. Hầu hết bàn ghế trong phong cách minimalist đều có hình dạng đơn giản, hài hòa và vô cùng hiện đại. Những đường nét nội thất được đơn giản hóa nhưng vẫn đầy tinh tế. Chúng không chỉ được dùng để ngồi mà còn được xem là những tác phẩm điêu khắc bên trong không gian kiến trúc. Ngày nay, trong dòng chảy hiện đại và sự phát triển vũ bão của khoa học và công nghệ, phong cách minimalist càng ngày càng được ưa chuộng trong thiết kế bởi sự giản dị và tinh tế mà nó mang lại cho người sử dụng. (BTV HFmarket.vn - Tổng hợp) [Trang web đã được đăng ký với Bộ Công Thương. HFMarket.vn giữ bản quyền nội dung bài viết bằng tiếng Việt đối với các bài viết được đăng trên trang web http://hfmarket.vn/. Mọi sao chép với mục đích kinh doanh hoặc thu lợi nhuận đều không được cho phép]

Xem thêm

Thiết kế nội thất phong cách Boho và Boho - Chic hiện đại

[HFMARKET.VN] Phong cách Boho khởi nguồn từ những người Bohemian du mục ở Đông Âu. Với đặc tính du mục, những người Bohemian có lối sống độc đáo, phong phú, nhiều yếu tố văn hóa và nghệ thuật được hòa trộn vào nhau tạo nên một hỗn hợp chiết chung trong phong cách. Phong cách Bohemian đã hồi sinh mạnh mẽ trong những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, và dần biến đổi trở thành boho-chic ngày nay. Boho được áp dụng rộng rãi và thường thấy nhất là trong lĩnh vực thời trang. Còn trong thiết kế nội thất phong cách Boho thể hiện cụ thể với những đặc điểm cơ bản: Đó là sự pha trộn tự do và phóng khoáng giữa màu sắc, vật liệu và họa tiết. Phong cách Boho chính là sự hòa trộn giữa nhiều nền văn hóa và nhiều nấc thang thời gian. Bất cứ thứ gì bạn thu thập được theo thời gian, hãy trưng bày nó. Không có vấn đề gì nếu nó không phù hợp với mọi thứ xung quanh. Hãy lấp đầy không gian của bạn với thảm và họa tiết, sách, những tác phẩm nghệ thuật cũ, gương, đồ cổ và đồ lưu niệm trong các chuyến du lịch, đồ nội thất gỗ bố trí ngẫu nhiên, thể hiện dấu vết thời gian như những đồ nội thất mang xu hướng thập niên 60-70. Đặc điểm của phong cách Boho trong nội thất: Trang trí nội thất với chất liệu vải Vải được sử dụng như là một chất liệu trang trí chính trong nội thất phong cách Bohemian. Căn phòng theo phong cách này sẽ mang trong mình điểm nhấn ấn tượng, bắt mắt với những loại vải mỏng manh, thoáng mát và họa tiết độc đáo. Uu tiên họa tiết độc đáo Mặc dù có một chút gì đó của Mexico, một chút của Á Đông, một chút cổ điển… nhưng người ta vẫn có thể dễ dàng nhận ra "chất Bohemian" trong không gian mang phong cách này. Bởi không gian Bohemian thường được đầu tư kỹ lưỡng hơn về mặt họa tiết. Những họa tiết độc đáo mang đậm tinh thần dân tộc, nét hoang sơ được ưu tiên sử dụng trang trí. Điều đó khiến chúng ta không thể nhầm lẫn với bất kỳ không gian nào khác. Sử dụng tranh và các vật phẩm trang trí  Không thể thiếu được những bức tranh trang trí trong phong cách nội thất Bohemian. Những bức tranh được treo trong không gian này cũng mang đậm sự tự do, phóng khoáng. Không bị giới hạn cả về số lượng và kích thước, tranh trang trí có thể được treo ở bất kỳ gõ nhỏ nào trong căn phòng. Nội dung của những bức tranh theo chủ đề trừu tượng, làm đẹp, làm duyên,… với những màu sắc ngẫu hứng Vẻ đẹp cá tính, phóng túng trong nội thất, phụ kiện trang trí Không có bất kỳ một khuôn phép hay quy chuẩn nào cho nội thất phong cách Bohemian. Mọi thứ trong căn phòng đều được gia chủ lựa chọn theo sự yêu thích của gia chủ. Thế nhưng, ta vẫn có thể dễ dàng nhận ra, nội thất Bohemian thường lựa chọn những gam màu khỏe khoắn, rực rỡ và nổi bật. Những món đồ tái chế, cũ kỹ nhưng có màu sắc bắt mắt cũng được lựa chọn khiến cho căn phòng có sức hút lạ thường. Bởi vậy mà những căn phòng được thiết kế nội thất theo phong cách này thường rất ấn tượng và không thể lẫn với phong cách khác Phụ kiện được sử dụng trang trí nội thất theo phong cách Bohemian cũng vô cùng đáng yêu. Nếu ví căn phòng như một món ăn thì phụ kiện chính là gia vị, nó đóng vai trò làm tăng cảm xúc, sự lãng mạn, thi vị cho không gian. Bạn đừng quên tận dụng những vật dụng trang trí mang phong cách vintage hay cổ điển để khiến căn phòng thêm độc đáo hơn. Bohemian luôn hướng tới thiên nhiên Dấu ấn của thiên nhiên luôn xuất hiện ở bất kỳ một phong cách thiết kế nội thất nào. Sự khác biệt của phong cách Bohemian là thiên nhiên xuất hiện ở mọi ngóc ngách của ngôi nhà. Khác hẳn những phong cách Nhật Bản, phong cách tối giản, hiện đại… thường sử dụng những chậu cây cảnh, cây hoa nhỏ. Bohemian sử dụng những loại cây hoang dã được lấy về từ núi cao giúp căn phòng mang đậm màu sắc của thiên nhiên. Một vài khu vực có phong cách boho rất đặc trưng: Boho Ma rốc Những chiếc đèn lồng màu sắc, chiếc bàn thấp và thảm trải sàn cho ta cảm nhận được một mùa hè với phong cách Bohemian. Bố trí thêm một vài món đồ nội thất sang trọng, ví dụ như đèn trang trí kim loại với họa tiết chạm khắc hết sức tỉ mỉ, ghế không tựa, đệm ngồi ... Boho Đông Âu Với trang trí đính cườm, tua và rèm cửa móc tỉ mỉ. Boho phong cách đông Âu cho phép bạn được lộn xộn và phá cách nhưng lại nổi bật và sang trọng. Trang trí căn phòng của bạn với ren, lũa, đồ trang sức và nữ trang; bất cứ thứ gì từ thiên nhiên và bất cứ thứ gì từ những chuyến đi của bạn. Mục đích là làm cho căn phòng của bạn phản ánh cái tôi của chính bạn. Không nhất thiết phải có một kế hoạch sắp xếp đồ đạc tỉ mỉ, tất cả mọi thứ sẽ có vị trí của nó một cách ngẫu hứng nhưng dường như mọi thứ lại ở đúng vị trí của nó một cách dễ dàng. Ví dụ, bạn có thể đặt 1 chiếc ghế con công hoặc ghế treo, hoặc treo một bức màn móc hoặc đính cườm ở gần lối ra khoảng sân nhỏ của mình. Boho Phương Tây Đồ nội thất cổ điển, trang trí tua rua. Đồ gỗ mộc mạc được bù đắp bằng những chiếc gối trang trí bằng vải gai, những chiếc chăn nhuộm. Sàn trải thảm với họa tiết bắt mắt và hoa văn trang trí tươi sáng là đặc trưng của Boho kiểu Phương Tây. Boho - Chic hiện đại Phong cách Boho - Chic hiện đại được tiết chế bớt nhiều chi tiết rườm ra nhưng vẫn giữ nguyên được hồn Bohomian cổ điển bằng cách sử dụng nền trắng và thêm vào đó những họa tiết cầu kỳ rực rỡ. Sử dụng thủ thuật White on White, một bức tường trắng hoặc sàn nhà bằng gỗ sơn màu trắng, đồ nội thất cơ bản màu sáng, nhưng bù lại là những chi tiết trang trí cầu kỳ rực rỡ trên gối, trên chiếc thảm được dệt công phu hay bộ sưu tập đồ trang trí bắt mắt trên tường. Trưng bày những thứ bạn sưu tập được trong suốt hành trình của mình. Bạn sẽ có một không gian sống vừa hiện đại, vừa cá tính và quan trọng nhất là thể hiện một cách đặc sắc cái tôi của chính bạn. (BTV HFmarket.vn - Tổng hợp) [Trang web đã được đăng ký với Bộ Công Thương. HFMarket.vn giữ bản quyền nội dung bài viết bằng tiếng Việt đối với các bài viết được đăng trên trang web http://hfmarket.vn/. Mọi sao chép với mục đích kinh doanh hoặc thu lợi nhuận đều không được cho phép]

Xem thêm

Mọi điều bạn nên biết về phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

[HFMARKET.VN] Nó bắt đầu như thế nào?  Không ai biết nguồn gốc của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp. Nó được giả định rộng rãi rằng phát triển vào đầu thế kỷ XX. Đến cuối cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai, xu hướng toàn cầu hóa đã trở nên rõ rệt hơn. Các nhà máy Tây Âu đóng cửa và chuyển hoạt động sang các nước giá rẻ. Kết quả là, những tòa nhà trống này bị bỏ bê. Nhưng các nhà máy này hoàn toàn phù hợp cho các chuyển đổi dân cư. Theo thời gian, các thành phố ngày càng trở nên lớn hơn, dẫn đến thiếu không gian. Chuyển đổi các khu công nghiệp cũ quanh thành phố thành các khu dân cư là một giải pháp hợp lý. Thay vì che giấu quá khứ công nghiệp của các tòa nhà này, kiến trúc sư và cư dân thích làm nổi bật nó. Các bức tường trần, trần nhà thô và cửa sổ kính lớn là bằng chứng về việc sử dụng trước đây của nhà máy. Kết quả là phong cách thiết kế nội thất công nghiệp đầy cá tính ra đời. Các yếu tố biểu hiện của phong cách công nghiệp Mỗi phong cách thiết kế nội thất có các yếu tố cụ thể. Thiết kế Scandinavia thường thích màu sắc, ánh sáng và vật liệu tự nhiên. Nội thất theo phong cách công nghiệp lại mạnh mẽ, khoáng đạt với những đặc điểm chủ chốt sau đây.  Tường gạch thô Không cần các thủ thuật thẩm mỹ trong phong cách thiết kế nội thất công nghiệp. Trong hầu hết các trường hợp, điểm nhấn chính là sự phô bày cấu trúc như dầm, trần thô, kể cả các bức tường không có vữa trát. Những viên gạch đỏ thêm màu sắc cho nội thất và tạo ra một bầu không khí ấm áp hơn Sàn bê tông hoặc gỗ Bạn sẽ hiếm khi thấy sàn lát gạch trong nội thất công nghiệp. Người ta thường chọn sàn bê tông, tạo ra hiệu ứng độc đáo bởi sự chưa hoàn, sự thô nhám. Bạn có thể chọn một loạt màu sắc cho sàn bê tông. Sàn gỗ cũng là một gợi ý tốt cho phong cách thiết kế nội thất này. Trần mở với dầm và ống Thiết kế công nghiệp là một phong cách thiết kế nội thất tương đối rẻ vì trần nhà cũng được để trần. Các cột bê tông, dầm thép và dầm, cũng như các ống thông gió không được giấu mà thay vào đó được nhấn mạnh. Trần nhà thường được sơn màu đen để thêm một cảm giác sâu hoặc hơi che giấu mọi thứ Cửa sổ lớn bằng thép Phù hợp với quá khứ công nghiệp của các tòa nhà, cửa sổ retro hoạt động rất tốt trong loại nội thất này. Các cửa sổ thường được làm bằng thép và có một số tấm nhỏ hơn. Những cửa sổ nhà máy này thường khá lớn, cho phép có nhiều ánh sáng chiếu vào trong không gian nội thất của bạn. Không gian mở Nội thất công nghiệp chủ yếu là những không gian lớn, không ngăn chia tường mà chủ yếu chỉ sử dụng tấm pano gỗ hoặc tủ để chia nhỏ không gian. Thích hợp với những không gian lớn như quán ăn, nhà hàng hoặc các căn gác xép hay tầng áp mái trong nhà bạn. Đồ nội thất tối màu Một chiếc ghế da rất phù hợp trong phong cách thiết kế này. Vải cũng vậy nhưng hãy nhớ sử dụng màu đậm, nổi bật. Màu xám đậm và những màu ở phía tối của quang phổ là những lựa chọn tốt. Thêm vào đó, đồ nội thất theo phong cách này có thể có một chút mài mòn, thể hiện dấu ấn thời gian. Hãy nghĩ về một bàn cà phê làm bằng gỗ pallet cũ hoặc một cái tủ cổ điển mà sơn đã được cạo ra hay những chiếc ghế kim loại. Đồ nội thất cũ là một ý tưởng tốt để trang trí một ngôi nhà theo phong cách công nghiệp. Trang trí tối giản Trang trí trong loại nhà này thường được so sánh với các yếu tố cần thiết. Ở đây bạn sẽ không tìm thấy những vật trang trí bắt mắt, mọi thứ trang trí hết sức tối giản, thực tế là chỉ sử dụng những gì cần thiết. Cầu thang và lan can bằng thép đơn giản Khái niệm "mở" áp dụng cho chiều dài, chiều rộng và chiều cao của không gian. Thường thì các kiến trúc sư thiết kế một tầng lửng mở, được kết nối với nhau bằng cầu thang thép đơn giản. Không có cầu thang trang nhã bằng gỗ ở đây. Các lan can cũng thường rất đơn giản và góc cạnh. Chiếu sáng trong phong cách công nghiệp Sử dụng các loại đèn chiếu sáng kiểu dáng công nghiệp, bạn sẽ thấy các loại đèn lớn, với chao kim loại hoặc thủy tinh, được treo bằng dây cáp hoặc kim loại từ trần nhà, có thể là đèn rọi hoặc đèn ống gắn vào trần nhà kiểu đơn giản, giống như việc chiếu sáng cho một công xưởng sản xuất. Các loại đèn cây nếu có thì sẽ xuất hiện với kiểu dáng đơn giản bằng kim loại.  Ngày nay, các nhà thiết kế theo phong cách công nghiệp cũng mô phỏng lại các yếu tố ban đầu để tạo nên các thiết kế mới mang phong cách này. Tuy nhiên, với thời gian, phong cách công nghiệp cũng có nhiều sự biến đổi, kết hợp đa dạng với các phong cách kiến trúc khác để tạo nên những thiết kế mới độc đáo và hấp dẫn hơn. Hfmarket.vn sẽ có những bài viêt tiếp theo về đề tài này. (BTV HFmarket.vn - Tổng hợp) [Trang web đã được đăng ký với Bộ Công Thương. HFMarket.vn giữ bản quyền nội dung bài viết bằng tiếng Việt đối với các bài viết được đăng trên trang web http://hfmarket.vn/. Mọi sao chép với mục đích kinh doanh hoặc thu lợi nhuận đều không được cho phép]

Xem thêm

Xu hướng: Chic Industrial - Phong cách công nghiệp sang trọng

[HFMARKET.VN] Rỉ sét, cũ kỹ, thô dầy, đó là những gì gọi là phong cách công nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại nó có một diện mạo mới, thay đổi sang xu hướng mềm mại và nhẵn nhụi hơn. Phong cách công nghiệp gợi lên một bức tranh về những công xưởng với bê tông, tường gạch thô, ống nước lộ trên trần, những bức tường sơn bong tróc, gỗ thô mộc và bề mặt cũ rỉ. Nhưng giờ đây, phong cách công nghiệp đang trở lại với một chút thay đổi, bớt đi sự thô mộc và thêm vào đó là những vật liệu mới như kim loại bóng, gỗ phun mờ, những mảng sơn sắc nét, đá tự nhiên mài nhẵn và sạch sẽ. Dứoi đây là 1 số tác phẩm mang phong cách đó. 1. Căn hộ mang phong cách công nghiệp sang trọng ở Rotterdam Một tác phẩm của Holly Marder, nhà báo và stylish nội thất người Hà Lan. Cô kết hợp với Kiến trúc sư nhà thầu Dimitri Kruithof để sửa chữa lại căn nhà 3 tầng từ thế kỷ 19 của một cặp đôi ở Rotterdam. Nhà bếp Phong cách công nghiệp ở đây thể hiện ở chiếc bàn bếp bằng bê tông mài, tường gạch trần, bàn ăn gỗ tái chế. Những thứ thô mộc được làm dịu lại bởi bức tường màu xanh dịu mắt với những thanh dầm sắc nét màu trắng và tủ bếp gỗ sồi tinh tế, thiết bị bếp sáng bóng hiện đại. Sàn nhà bằng bê tông tương tự như phong cách công nghiệp tuy nhiên ở đây lại được được mài nhẵn, là một biểu hiện của phong cách này. Phòng ăn Phòng ăn với cửa sổ cao 5m cung cấp ánh sáng cho ngôi nhà. 3 chiếc đèn treo kiểu dáng công nghiệp cổ điển mà có thể được nhìn thấy trong các nhà máy cũ ở trên một bàn ăn gỗ chân sắt được làm bằng tay từ những tấm ván cũ của một nhà máy.   2. Căn hộ gác xép ở Kaunas, Lithuania  Thiết kế bởi Idwhite Studio. Ảnh hưởng bởi phong cách nội thất công nghiệp với tường gạch trần và các đường ống nổi, sàn bê tông mài nhẵn và những chiếc đèn công nghiệp cổ điển. Mặc dù vậy, căn hộ cũng pha trộn nhiều phong cách như tối giản và hiện đại và chúng ta vẫn có thể cảm nhận được sự ấm áp bởi da, thảm, vải và gỗ. Một căn gác xép tuyệt vời với nội thất tinh tế. Lò sưởi bằng ethanol bổ sung thêm bầu không khí ấm áp cho không gian. Những lò sưởi này rất linh hoạt. Nó không cần lỗ thông hơi và có thể được thêm vào bất kỳ phòng nào trong nhà của bạn, đó là hoàn hảo cho gác xép và căn hộ sống. Chúng cũng nhỏ và nhẹ, giúp chúng di chuyển dễ dàng. Điều này có thể giúp bạn dễ dàng thay đổi giao diện của bất kỳ không gian nào trong nhà bạn Lan can bằng kim loại đục lỗ, đèn treo kiểu dáng công nghiệp được treo ở giữa cầu thang và tay vịn gắn tường chiếu sáng bằng đèn led tạo hiệu ứng nổi bật. Phòng ngủ master đặc trưng bởi chiếc giường bọc da kiểu bệt xuống sàn tạo nên cái nhìn hiện đại, tường gỗ ốp kiểu xương cá, đèn treo nổi và sàn bê tông mài. Tất cả pha trộn vừa hiện đại, vừa công nghiệp lại ấm áp. Phòng tắm giống như spa với bồn ngâm để tự do, phòng tắm vòi sen bọc kính, sàn bê tông mài và tường là những mảng bê tông trần  (BTV HFmarket.vn - Tổng hợp) [Trang web đã được đăng ký với Bộ Công Thương. HFMarket.vn giữ bản quyền nội dung bài viết bằng tiếng Việt đối với các bài viết được đăng trên trang web http://hfmarket.vn/. Mọi sao chép với mục đích kinh doanh hoặc thu lợi nhuận đều không được cho phép]

Xem thêm
0911.060.665 0962.166.085

Giỏ hàng