[HFMARKET.VN] Bạn đã từng nghe đến chiếc ghế Wishbone chưa? Hay một cái tên khác, CH24 chẳng hạn? Thực chất Wishbone là tên gọi thường thấy của chiếc ghế này, và CH24 là tên gọi khác của nó. Nhắc tới tên có thể không phải ai cũng biết, nhất là những người không ở trong ngành thiết kế nội thất. Nhưng có một điều chắc chắn rằng nếu đưa ra hình ảnh thì không ít người sẽ ngỡ ngàng vì mình đã từng sở hữu hoặc đã từng trầm trồ trước vẻ đẹp của chúng ở một nơi nào đó. Tôi tin chắc chắn vậy! Bởi lẽ chiếc ghế này có quá nhiều điểm đặc biệt, và chúng sẽ thực sự thu hút bạn ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Đó là một thiết kế kiệt tác, gắn liền với tên tuổi của của một vị kiến trúc sư tài ba của Đan Mạch, kiến trúc sư Han J. Wegner, bậc thầy của những chiếc ghế với một thiết kế độc đáo mang tính biểu tượng của nền thiết kế nội thất Đan Mạch. Đầu tiên, chúng ta cùng tìm về lịch sử để tìm hiểu về bối cảnh ra đời và những thăng trầm của chiếc ghế này. Vào cuối những năm 1940, thế giới dường như quá chán với những chiếc ghế truyền thống nặng nề và cứng nhắc. Các kiến trúc sư thời đó đã miệt mài nghiên cứu với mong muốn tìm kiếm một cái gì đó mới mẻ hơn, nhẹ nhàng hơn và tinh tế hơn. Han J. Wegner, lúc đó còn là một kiến trúc sư trẻ, nhưng ông đã nỗ lực không mệt mỏi nhằm gây dựng hình ảnh của những chiếc ghế trong thời đại mới. Lấy cảm hứng từ ngai vàng của hoàng đế Trung Hoa ông đã thiết kế ra 5 mẫu ghế CH22, CH23, CH24, CH26 và CH25 trong đó đặc biệt nhất là ghế CH24. CH22 CH23 CH24 CH25 CH26 Rất nhanh chóng, CH24 trở thành biểu tượng của công ty Carl Hansen & Son. Sau đó CH24 trở nên được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Nó được ưa chuộng đến độ khi nhắc tới CH24 là nhắc tới thiết kế của Wegner nói riêng và nền thiết kế nội thất của Đan Mạch nói chung. Ngày nay, ngay cả ở Việt Nam, chiếc ghế Wishbone cũng quá đỗi thân thuộc khi chúng xuất hiện ở bất cứ đâu: nhà hàng, khách sạn hay các ngôi nhà khác. Chúng hòa nhập một cách uyển chuyển và trở thành gần như là một yếu tố gắn liền với cuộc sống hiện đại. Ghế Wishbone hay CH24 mang lại vẻ đẹp vừa mộc mạc vừa trang nhã, chúng xuất hiện trong mọi khung cảnh, không những không phá vỡ khung cảnh đó mà hòa hợp với các vật thể xung quanh một cách không ngờ. Điều đó đạt được là nhờ sự kết hợp đầy ấn tượng của sự đơn giản về hình dáng, vật liệu với quy trình sản xuất phức tạp. Về vật liệu, ghế CH24 gồm khung ghế bằng gỗ màu sáng, phần ngồi bằng mây đan. Mặc dù hình dáng chiếc ghế này nhìn khá đơn giản. Nhưng quy trình sản xuất ra nó lại vô cùng đặc biệt. Một chiếc ghế Wishbone được cấu tạo từ 14 thành phần và quy trình sản xuất một chiếc ghế Wishbone có hơn 100 bước thì hầu hết là được làm bằng tay. Riêng công đoạn đan 120 mét dây mây vào mặt ngồi ghế cần đến 45 phút làm việc liên tục của một thợ thủ công lành nghề. Việc mài nhẵn các bề mặt gỗ để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ khắt khe của Hans J. Wegner cũng chiếm một lượng thời gian không nhỏ trong việc sản xuất ghế Wishbone. Tuy nhiên, nếu chỉ về xét riêng về hình dáng, vật liệu hay quy trình sản xuất thì chiếc ghế Wishbone không thể được ưa chuộng và ca ngợi đến thế. Riêng màu vàng sáng của chiếc ghế đã khiến chúng tạo ra sự tao nhã, hòa nhập với xung quanh. Phần khung của chiếc ghế được thiết kế từ gỗ mộc tự nhiên với một đường cong mềm mại, ôm lấy cơ thể của người ngồi một cách thoải mái nhất. Phần đỡ sau lưng là điểm khác biệt lớn so với chiếc ghế thông thường khác. Phần đỡ này hình chữ Y được thiết kế dựa theo cấu tạo nhân trắc học của con người một cách đầy sáng tạo và tinh tế. Phần mặt ngồi lại là tổ hợp tinh tế nhất của đôi tay người thợ. Như đã nói trên, phần mặt ngồi được dệt bằng tay, tạo thành một họa tiết vừa đẹp mắt vừa gây cảm giác êm ái cho người ngồi. Tất cả điều đó khiến cho chiếc ghế này không hề nặng nề, cứng nhắc mà toát lên vẻ đẹp của sự sáng tạo cũng như tính ứng dụng cao của chúng trong cuộc sống. Chính nhờ vẻ đẹp đó khiến chúng trở thành sản phẩm mà ai cũng muốn sở hữu. Cũng nhờ đó mà chiếc ghế này vượt xa các loại ghế khác và ngày càng trở lên phổ biến hơn. Với CH24, ngoài ứng dụng mà nó mang lại, người sở hữu chiếc ghế này còn cảm nhận được đầy đủ nhất về một kiến thức sâu rộng, về sự trân trọng với sự mộc mạc của gỗ, của màu săc, về sự tổ hợp một cách tinh tế nhất của nghề thủ công với sự tiếp nhận kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất. Bên cạnh đó, CH24 còn thấm đậm triết lý của Carl Hansen – Mọi chiếc ghế đều không có mặt sau, ở nó chỉ có thể toát lên vẻ đẹp ở mọi khía cạnh, mọi góc nhìn. Thông qua chiếc ghế này, Wegner đã thổi một luồng cảm xúc một cách tự nhiên nhất và hữu cơ nhất vào cuộc sống. Và nhờ câu chuyện về chiếc ghế Wishbone, triết lý sâu sắc của Wishbone đã được truyền tải đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất cho thế hệ sau. Sự trường tồn của vẻ đẹp tự thân, sự sáng tạo cũng như tính ứng dụng trong thiết kế nội thất chính là triết lý nhân sinh mà Wegner đã truyền lại thông qua ghế Wishbone. Ghế Wishbone, nó là một biểu tượng! (Biên dịch - BTV HFMarket.vn. Nguồn: Carl Hansen & Son) [Trang web đã được đăng ký với Bộ Công Thương. HFMarket.vn giữ bản quyền nội dung bài viết bằng tiếng Việt đối với các bài viết được đăng trên trang web http://hfmarket.vn/. Mọi sao chép với mục đích kinh doanh hoặc thu lợi nhuận đều không được cho phép]
Xem thêm[HFMARKET.VN] Thanh lịch, sang trọng, trang nhã và trường tồn, đó là những gì người ta cảm nhận khi nhắc tới phong cách Tân Cổ Điển. Ở đây có sự hòa quện của các yếu tố kiến trúc Phương Tây và các nền văn hóa khác nhau tạo thành một phong cách mới, nhưng vẫn lấy kiến trúc La Mã, Hy Lạp làm nguồn cảm hứng. Và người có công đi đầu về phong cách này là kiến trúc sư người Anh Robert Adam. Thiết kế nội thất theo phong cách Tân Điển phải đạt được sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại, hoặc là sự lồng ghép các yếu tố, các mảnh ghép đương đại hòa vào các yếu tố truyền thống để cùng tạo lên một dấu ấn đặc biệt. Tất cả tạo nên bức tranh với những mảng mầu sắc mang dấu ấn của thời gian sẽ khiến ai ngắm nhìn cũng bị mê hoặc. Nói một cách khác chính màu sắc tự nhiên và sự trường tồn đã tạo nên xu hướng khiến bạn say mê và chìm đắm trong đó. Cùng ngược lại thời gian, nếu như phong cách Rococo của cuối những năm 1700 là sự phô trương một cách choáng ngợp về sự giàu có thì phong cách Tân Cổ Điển lại thể hiện sự sang trọng một cách thanh nhã, tĩnh lặng và tinh tế hơn. Ở phong cách Tân Cổ điển các đường nét toát lên vẻ thanh lịch và theo đó quan niệm về sang trọng cũng được thể hiện rõ ràng hơn so với thời đại trước. Ngày nay, phong cách nội thất Tân cổ điển càng trở nên được yêu thích chính bởi sự thanh lịch vượt thời gian của nó. Nhưng làm sao phong cách Tân Cổ Điển có thể tạo được cảm xúc mạnh như thế? Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu những đặc điểm quan trọng nhất của phong cách này áp dụng trong đời sống. Màu sắc: Màu sắc theo phong cách Tân cổ điển thường mang hơi hướng nhẹ nhàng và tĩnh tại như màu kem, xám, xanh dương, vàng và xanh lá cây. Các màu như đen bóng, đỏ, vàng, bạc, đen và xanh lục được sử dụng để làm điểm nhấn nhằm nổi bật phong cách tổng thể. Tất cả tạo lên một phong cách hoàn chỉnh từ sàn tới trần về sự nhẹ nhàng, lan tỏa, và sang trọng. Năm 2018, những người kiến trúc sư thời đại mới đã đề xuất thêm các yếu tố màu sắc mang hơi hướng hiện đại như xanh nước biển, hồng hoặc đỏ cũng có thể là lựa chọn tốt cho các căn phòng khách sạn sang trọng. Những màu mới đó không quá phá cách mà vẫn tạo ra chiều sâu vốn có của không gian. Đồ nội thất: Đồ nội thất theo phong cách tân cổ điển rất đơn giản, đăng đối nhưng vẫn tạo ra sự tao nhã. Bên trong phòng trang hoàng theo phong cách Tân Cổ Điển được trang trí bởi các vật dụng điển hình như lư, bình, đồ gốm men xanh Trung Quốc, đồ gốm nói chung và những bức tượng. Các đồ nội thất thường bằng gỗ tối màu, mang kiểu dáng cổ điển và thêm vào đó một vài yếu tố mang tính chất sang trọng như đèn bình màu vàng, tác phẩm nghệ thuật, gương lớn, hoa, đèn chùm, các tác phẩm nghệ thuật và các đường gờ trang trí.... Sàn nhà thường lát đá cẩm thạch và trải thảm Ba Tư. Các loại vải trang trí thường làm bằng vải sang trọng nhưng không phô trương như tơ lụa, thổ cẩm, vải lanh và nhung. Trang trí: Lấy cảm hứng từ phong cách Greco – nguồn gốc từ La Mã, thẩm mỹ của phong cách tân cổ điển là kết hợp sự sang trọng và giàu có với một bầu không khí nhẹ nhàng và thoải mái, tạo ra một không gian thanh lịch và quyến rũ. Có thể nói ngắn gọn trong câu nói của Ludwing Mies van der Rohe: đơn giản nghĩa là đẹp (less is more). Khi trang trí theo phong cách Tân Cổ Điển, hãy chắc chắn đặt các vật dụng phải phù hợp với tổng thể tạo nên một chủ đề nhất định nhưng vẫn đảm bảo sự khác biệt của từng thành phần. Có thể bạn cảm thấy bối rối đôi chút với điều đó, nhưng vì cảm giác nhẹ nhàng, tao nhã mà phong cách này mang lại khiến bạn khiến bạn quên đi sự bối rối ban đầu. Tất cả bạn chỉ phải làm là bám vào một chủ đề và làm cho chủ đề đó nổi bật lên. Nếu muốn thử các hình dạng hình học hãy nghĩ đến các đường nét rõ ràng và kết hợp với chạm khắc các chi tiết. Ví dụ như các điểm nhấn hoàn thiện như tấm ván đầu giường, giấy dán tường phù hợp với đồ nội thất. Tất cả phải có sự gắn kết, hay hiểu theo nghĩa đơn giản là tất cả phải tương tự nhau nhưng vẫn đảm bảo sự khác biệt của từng yếu tố. Đừng dùng mạng và các ứng dụng mạng Ngày nay, bạn có thể thấy rất nhiều phần mềm thiết kế nội thất dễ dàng mang đến cho bạn hình ảnh căn phòng với rất nhiều lựa chọn. Nhưng nếu bạn quá chìm đắm trong các bảng màu hoặc các phụ kiện phù phiếm có thể bạn tự biến căn phòng của mình thành một căn phòng lòe loẹt. Bởi lẽ phong cách Tân Cổ Điển nhấn mạnh sự sang trọng nhưng nhẹ nhàng. Điều đó sẽ là kim chỉ nam cho bạn chọn đồ nội thất cho căn nhà của bạn và trang hoàng nội thất theo phong cách Tân Cổ Điển trở thành một thú vui tao nhã. Với nguyên căn đó chúng tôi khuyên bạn nên tranh thủ sự giúp đỡ của các kiến trúc sư nội thất chuyên nghiệp. Với họ để tạo ra phong cách như bạn mong muốn không thực sự quá khó khăn, nhất là ngôi nhà của bạn không phải là dạng nhà truyền thống với những chi tiết kiến trúc phù hợp. Với kiến trúc sư, họ sẽ đảm bảo cho bạn lựa chọn màu sắc cũng như đồ đạc phù hợp mà vẫn đảm bảo độ sâu lắng cần thiết chứ không phù phiếm dễ dãi như các ứng dụng mạng. Và lúc đó với bạn chỉ còn là sự hưởng thụ. (Biên tập viên HFMarket.vn - Tổng hợp) [Trang web đã được đăng ký với Bộ Công Thương. HFMarket.vn giữ bản quyền nội dung bài viết bằng tiếng Việt đối với các bài viết được đăng trên trang web http://hfmarket.vn/. Mọi sao chép với mục đích kinh doanh hoặc thu lợi nhuận đều không được cho phép]
Xem thêm[HFMARKET.VN] Gia đình người nam California đã mang đến những rung cảm đầy nắng trong một ngôi nhà được xây dựng từ năm 1969 ở Washington phía bắc nước Mỹ. Tổng quan Chủ nhà: Michelle và Karim Qazi cùng 2 con trai Hamilton 8 tuổi và David 5 tuổi Địa điểm: Eastgate lân cận Bellevue, Washington Diện tích: 279m2, 3 phòng ngủ Năm xây dựng: 1969 Michelle và Karim là những người gốc California, nơi ngập tràn ánh nắng. Họ chuyển từ Long Beach, California tớ Seattle và họ đã mang theo ánh nắng cùng mùa hè ấm cáp của California đến Washington. Michelle sở hữu một shop đồ trang trí nội thất cổ điển, cô yêu thích phong cách cổ điển trung thế kỷ và hơi thở của thập niên 1970, vì cậy cô đã cố gắng tìm kiếm một ngôi nhà, nơi cô có thể dễ dàng trang trí nó với phong cách cổ điển cuối thập kỷ 70. Ngôi nhà từ năm 1969, thiết kế bởi kiến trúc sư người Seattle Omer Mithun, có mọi thứ mà họ tìm kiếm. Cửa sổ từ sàn đến trần, kiến trúc trung thế kỷ và góc nhìn về phía chân trời kiến bạn cảm thấy như ở trên thiên đường. Phòng khách chính là nơi họ dành phần lớn thời gian trong ngôi nhà. “Chúng tôi vẫn trưng bày mọi thứ trong những căn phòng như mọi khi chúng tôi vẫn làm ở căn nhà ở California, những thói quen yêu thích, tôi đoán vậy” Michelle nói “Nó là nơi tôi có thể nghỉ ngơi, làm việc, tán gẫu khi có khách đến chơi, chơi game với bọn trẻ và là khi tôi có những khoảnh khắc tự do tĩnh lặng” Michalle ghi nhận rằng sự sinh trưởng ở miền nam mang đến cho cô cá tính thẩm mỹ đặc trưng bởi bảng màu của ánh mặt trời. “Tình yêu của tôi với mặt trời làm cho tôi hướng tới những tông màu như vàng và da cam” Bảng màu cũng kết hợp hoàn hảo với khung cảnh ảnh hưởng của thập niên 1970. “Tôi yêu trung thế kỷ và thập niên 70, nên tôi muốn kết hợp cả 2” Bộ sofa màu nâu cổ điển ấm áp, những chiếc gối họa tiết nổi bật, chiếc thảm họa tiết cầu kỳ nhưng cực kỳ ăn ý với xung quanh và rất nhiều cây ở khắp các góc nhà. Một cái ghế băng mộc mạc đặt ở hiên trước nhà, những đồ dùng ngoài trời như ô, ủng, áo mưa đến những dụng cụ câu cá cho chuyến đi câu của các cậu bé. Lối vào ngôi nhà khiêm nhường và tinh tế theo kiểu Á Đông, “Nó thật hoàn hảo” Có một cảm giác thiền kết hợp giữa Đông và Tây, nó mang mang lại sự bình tĩnh tức thì khi bạn bước vào không gian đó” Sự pha trộn phong cách rất boho ở phòng khách, bạn sẽ thấy 1 chiếc bàn cà phê bằng gỗ tếch chân thon với những tấm ngăn chia phòng đan bằng liễu gai, bộ sofa màu ghi đơn giản được trải bằng tấm vải họa tiết bắt mắt cùng những chiếc gối họa tiết, chiếc ghế con công bằng mây đan, xung quanh là rất nhiều cây cối được đặt trong các loại giỏ đan. Bức tường gỗ trang trí bởi 2 chiếc gương cổ điển trung thế kỷ. Cặp ghế bành kiểu trung thế kỷ cùng cái bàn bằng gỗ đan đặt bên khung cửa lớn nhìn ra vường cây cối xanh tốt, gần đó là chiếc đệm ngồi kiểu Maroc. Cây loại trồng trong nhà trang trí ở gần như tất cả các góc của căn nhà, tầng dưới có tầm nhìn rộng mở ra sân sau lớn. Là một gia đình với phong cách sống gắn với thiên nhiên bên ngoài, những khoảng sân đầy cây cối bao xung quanh nhà là sân chơi hoàn hảo cho những cậu bé khám phá và phiêu lưu. Phòng bếp rộng mở ở tầng lửng , bàn ăn gần cửa sổ, nơi có tầm nhìn khoáng đạt xuống trung tâm thành phố Belluve và hồ Washington. Khoảng tường ốp gạch nung tự nhiên màu nâu kết hợp với khung cửa gỗ mang lại cảm giác mộc mạc nhưng ấm cúng. Phòng khách mở ra một ban công bằng gỗ với bộ bàn ăn ngoài trời bằng mây đan: “Chúng tôi ăn tối ngoài trời trong khi ngắm hoàng hôn, xung quanh tĩnh lặng, không có tiếng động gì ngoài tiếng chim hót, nó thật diệu kỳ” Michelle nói. Tủ bếp bằng gỗ với những bức tường ốp gỗ, những chiếc cột tròn ảnh hưởng của phong cách Tây Bắc Thái Bình Dương, bạn có thể nhận thấy những cái cột tròn độc đáo chạy từ dướ lên tận trần nhà, kết nối với các thanh dầm gỗ. Tất cả tạo ra một cảm giác ấm áp, gần gũi. Phòng ngủ cho khách: kết hợp với các vật liệu tự nhên như vải bọc, tấm trang trí bằng gỗ bện dây thừng tua rua. Xu hướng mượn các yếu tố trang trí của tự nhiên và đưa thiên nhiên vào trong không gian sống đặc trưng của phong cách Boho. Phòng ngủ chính với chiếc gương vỏ sò kiểu cổ điển. Chiếc giường và tủ đầu giường mang phong cách cổ điển mộc mạc, trải vải họa tiết kẻ sọc viền tua rua kết hợp với những chiếc gối họa tiết bắt mắt. Tất cả đều rất ngẫu hứng nhưng ấm áp, dễ chịu. Cây cối các kích cỡ cũng được đưa vào phòng ngủ. Phòng của các cậu bé. Những hình tròn đồng tâm tông màu cam rực rỡ ảnh hưởng bởi tình yêu mặt trời, thảm và khăn trải giường họa tiết ngẫu hứng. Phòng ngủ có cửa sổ rộng, xung quanh ngập tràn cây cối. Căn nhà này khuyến khích chơi và khám phá bởi vì nó cảm giác như nằm sâu trong 1 khu rừng. Ngôi nhà thật sự là một thế giới kỳ diệu, nơi dành cho sự tự do, phóng khoáng và hướng đến thiên nhiên xung quanh. (Hải Yến - Biên dịch - Nguồn: Houzz) [Trang web đã được đăng ký với Bộ Công Thương. HFMarket.vn giữ bản quyền nội dung bài viết bằng tiếng Việt đối với các bài viết được đăng trên trang web http://hfmarket.vn/. Mọi sao chép với mục đích kinh doanh hoặc thu lợi nhuận đều không được cho phép]
Xem thêm[HFMARKET.VN] Ghế thư giãn là một sản phẩm nội thất đặc biệt, nó mang đến vẻ đẹp, phong cách cũng như sự duyên dáng cho không gian nội thất. Không chỉ vậy, cách lựa chọn chiếc ghế thư giãn đặt trong không gian nội thất của mình cũng giống như ghi dấu ấn cá tính của mỗi chủ nhân trong không gian nội thất của họ. Dưới đây là Top nhưng tác phẩm ghế thư giãn phong cách nhất. 1. LC4 Chaise Lounge. Chiếc ghế đã từng xuất hiện trong bài viết những chiếc ghế thay đổi thế giới. Là thiết kế thứ 4 trong những chiếc ghế nổi tiếng của Kiến trúc sư bậc thầy Le Corbusier. Với hình dáng khung kim loại uốn cong theo hình học cơ thể người, vẻ đẹp tinh tế và mềm mại mang đến cảm giác dễ chịu và thoải mái cho người sử dụng, đồng thời nó cũng mang đến cho không gian nội thất của bạn phong cách riêng rất đẳng cấp. 2. Eames Lounge and Ottoman Đây cũng không phải là 1 chiếc ghế xa lạ gì, đó là ghế thư giãn của Eames kèm theo ghế để chân, thiết kế của Charlet và Ray Eames năm 1956. Nó trở thành 1 trong những biểu tượng trong lịch sử thiết kế bởi sự tinh tế trong hình dáng và cảm nhận dễ chịu khi sử dụng. Bạn sẵn sàng muốn chìm vào trong lớp da mềm mại để thư giãn giữa 1 ngày làm việc bận rộn. 3. Ghế Zoe Ghế Zoe có hình dáng rất đặc biệt, được nhóm thiết kế của hãng Verzelloni - Italia thiết kế. Nó là 1 dạng ghế nhồi hạt, với lớp vỏ bọc bằng nỉ hoặc da mềm mại. Tuy không có hình dáng thiết kế tinh vi nhưng chắc chắn nó vô cùng thoải mái, nó làm cho không gian phòng ngủ hay phòng khách của bạn cực kỳ dễ chịu và phong cách. 4. Wing chair - Ghế có cánh Chiếc ghế duyên dáng và dễ chịu được thiết kế bởi nhà thiết kế nổi tiếng Hans J. Wagner vào năm 1960 nhưng đến năm 2006 mới được đưa vào sản xuất. Với chân kim loại thanh mảnh nhưng chắc chắn, phần lưng ghế vút cong duyên dáng như đôi cánh ôm lấy cơ thể người sử dụng. Bản thân chiếc ghế tự nó đã trở thành 1 vật trang trí tinh tế trong nhiều không gian nội thất. 5. Ghế nôi Ghế nôi là một chiếc ghế rất đẹp và thoải mái được thiết kế bởi Richard Clarkson, Grace Emmanual, Kalivia Russel, Eamon Moore, Brodie Cambell, Jeremy Brooker và Joya Boerrigter từ Đại học Victoria Wellington. Trông nó cực kỳ ấm cúng cho bạn được ôm ấm bên trong cho một giấc ngủ ngắn. Đó là một sự thay thế hiện đại tuyệt vời cho chiếc ghế xích đu. 6. Ghế con bò - Ox Chair Cũng là 1 thiết kế của Hans J. Wegner. Do kỹ thuật làm ghế quá khó nên cuối cùng chiếc ghế đã bị dừng sản xuất vào năm 1962. Việc sản xuất lại chiếc ghế này được tái khởi động vào năm 1985, với việc ứng dụng công nghệ mới, nhưng những chiếc ghế nguyên bản có vẻ đẹp thanh lịch và đậm nét thủ công hơn. Ghế con bò đã giành được nhiều giải thưởng có uy tín và được trưng bày trên khắp thế giới. Nhà thiết kế Hans J Wegner ngồi trên chiếc ghế con bò do ông sáng tác 7. Ghế dây kéo Được Hans J. Wegner thiết kế vào năm 1950. Khung ghế được làm từ thép không gỉ, 250m dây đặc biệt để nối với khung ghế tạo thành một kết cấu ngồi vững chắc và thêm một lớp da lông cừu êm ái đặt lên trên tạo nên cảm giác êm ái và sang trọng. 8. Ghế thư giãn Ari Chiếc ghế thư giãn tuyệt vời và cưc kỳ thoải mái được thiết kế bởi Arne Norell, nhà thiết kế nội thất người Thụy Điển, từ năm 1966. Chiếc ghế đoạt giải thưởng thiết kế được làm từ khung thép mạ crome, da trâu tự nhiên loại dày nhưng thuộc da cực kỳ mềm mại và đem lại cảm giác thoải mái khi sử dụng. 9. Husk chair - Ghế vỏ đậu Được thiết kế bởi Patricia Urguiola có trụ sở tại Milan cho B & B Italia. Chiếc ghế có hình dáng như vỏ đậu tách ra. Nó được làm bằng nhựa tái chế và đệm mềm và cực kỳ ấm cúng và thoải mái. Nó cũng là một đồ nội thất đa năng có thể bổ sung cho ghế sofa cổ điển trong phòng khách hoặc có thể được trang trí trong phòng ngủ hay bất cứ không gian nào. Hiện nay ghế có nhiều phiên bản và màu sắc khác nhau. (BTV HFmarket.vn) [Trang web đã được đăng ký với Bộ Công Thương. HFMarket.vn giữ bản quyền nội dung bài viết bằng tiếng Việt đối với các bài viết được đăng trên trang web http://hfmarket.vn/. Mọi sao chép với mục đích kinh doanh hoặc thu lợi nhuận đều không được cho phép]
Xem thêm