Tin tức

MANTA NORTH RAY - BIỆT THỰ GIỮA ĐẠI DƯƠNG VÀ NÚI LỬA

Với hướng nhìn ra đại dương đẹp mê mẩn ở phía trước và dãy núi hùng vĩ ở phía sau, đây là một trong những địa điểm đẹp nhất tại Iceland. Núi Hafnarfjall là một phần của ngọn núi lửa 4 triệu năm tuổi đã ngưng hoạt động, là nơi cư trú của các loài chim và động vật hoang dã đáng kinh ngạc. Đây cũng là một trong những nơi nhiều gió nhất ở Iceland, và đôi khi gió có thể mạnh hơn 70m/giây. Cả gia chủ và các kiến trúc sư đã quyết định xây một ngôi nhà hoàn thiện và có sẵn nhà xưởng nhằm tránh việc có thể gây tổn hại đến hệ sinh thái xung quanh. Được chế tạo sẵn và xây dựng từ các vật liệu xanh, thân thiện với môi trường, tái tạo và xanh như CLT - (Gỗ nhiều lớp), những ngôi nhà đến từ Manta North là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho gia chủ. Ý tưởng của Manta North dựa trên ý tưởng về một ngôi nhà tiền chế được thiết kế tốt, có độ bền cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và được trang bị các công nghệ thông minh.  Từ hai thiết kế do Manta North đưa ra, chủ nhân ngôi nhà đã lựa chọn bản thiết kế nhà với mặt tiền màu đen RAY cùng phần mái bằng và cửa sổ cao từ trần đến sàn. Thiết kế của các mô-đun nhà ở Manta North, và đặc biệt là mô-đun RAY đã giải quyết trực tiếp những hạn chế của không gian nhỏ nhưng vẫn đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Hình thức bên ngoài của mỗi mô-đun hài hoà bởi sự kết nối theo tỷ lệ và thành phần hợp lý. Sự rõ ràng về chức năng từng không gian trong thiết kế cho phép gia chủ trải nghiệm không gian một cách tối đa. Trên hệ trục giao thông của ngôi nhà xuất hiện nhiều cửa sổ, khoảng mở hướng về phía cảnh quan, kết nối mạch lạc giữa trong và ngoài, từ đó biến cảnh quan ngoạn mục trở thành một phần của trải nghiệm kiến trúc. Hai mô-đun RAY với kích thước 48m2 + 25m2 được kết nối với một lối đi ở giữa có kích thước 2x3m, tạo nên tổng diện tích sinh hoạt của ngôi nhà là 79m2. Mô-đun 48m2 có một phòng khách lớn với nhà bếp, phòng ngủ và phòng tắm đầy đủ tiện nghi. Trong mô-đun nhỏ nhất 25m2 gồm có phòng khách, phòng ngủ và nhà bếp - được kết hợp thành một phòng đơn với phòng tắm riêng biệt.  Hệ thống sưởi sàn và các tấm gỗ với lớp cách nhiệt bổ sung đảm bảo rằng gia chủ có thể tận hưởng sống tại đây vào tất cả các mùa trong năm, ngay cả trong điều kiện thời tiết lạnh giá nhất. Mặt tiền của ngôi nhà được xây dựng từ gỗ đã qua xử lý nhiệt. Nó bền và hoạt động xuất sắc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt với độ ẩm cao từ biển. ​​   Nguồn: Archdaily  

Xem thêm

DU LỊCH VÒNG QUANH THẾ GIỚI & CHIÊM NGƯỠNG CÁC TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC CÔNG CỘNG

Cùng HF Interior đi du lịch vòng quanh thế giới để tham quan những thiết kế công cộng đặc sắc và đã trở thành nét đặc trưng của các thành phố. Với các nghệ sĩ đằng sau những công trình này, các tác phẩm là cách họ thể hiện tiếng nói cá nhân về văn hóa và lịch sử qua các thời đại.  1/ Singing Ringing Tree tại Burnley, Anh Quốc Hoàn thành vào năm 2006, the Singing Ringing Tree là tác phẩm điêu khắc cao 3.048 mét có vị trí tại dãy đồi Pennine nhìn ra Burnley, Anh Quốc, giống với hình dạng uốn cong của một cái cây thực tế. Công trình được thiết kế bởi các nghệ sĩ Mike Tonkin và Anna Liu. Họ đã rất sáng tạo khi sử dụng thép mạ kẽm và đặt nó theo hướng gió khiến cho luồng khí đi qua sẽ tạo ra âm thanh như một bài hát hoàn chỉnh. tác phẩm điêu khắc này đã giành được Giải thưởng Quốc gia của Viện Kiến trúc Hoàng gia Anh (RIBA) vào năm 2007. 2/ Bridge Over Tree tại Brooklyn, New York Tác phẩm điêu khắc Bridge Over Tree được thiết kế bởi nghệ sĩ Siah Armajani, người Iran. Tác phẩm được ra mắt lần đầu tiên khi trưng bày dưới dạng điêu khắc tạm thời ở Minneapolis và rưng bày sau đó vào năm 2019 – sau gần 50 năm tại Công viên Cầu Brooklyn của New York. vào năm 1970 và trưng bày sau đó vào năm 2019 – sau gần 50 năm. Khối kiến trúc gồm cây cầu dài khoảng 27 mét và một lối thang bộ ở giữa. 3/ Cloud Gate tại Chicago, Illinois Cloud Gate (còn được gọi là Bean) là một tác phẩm được thiết kế bởi Anish Kapoor. Nó được đặt tại Công viên Millennium ở Chicago, Illinois. Lấy cảm hứng từ thủy ngân lỏng, tác phẩm điêu khắc có hình dáng elip nặng 110 tấn và có chất liệu có thể phản chiếu không gian xung quanh thành phố Chicago. Tác phẩm điêu khắc có tổng chiều dài khoảng 20 mét và cao khoảng 10 mét và đường vòm cung cao đến 3 mét. 4/ Non-Violence tại New York Non Violence (The Knotted Gun) là tác phẩm của nghệ sỹ Carl Fredrik Reuterswärd nằm bên cạnh trụ sở Liên hợp quốc tại New York. Tác phẩm điêu khắc đại diện cho hy vọng về một tương lai hoà bình, không có bạo động. Đây không chỉ là một tác phẩm bình thường mà nó là do Luxembourg đặt làm quà tặng cho Liên Hợp Quốc . Tác phẩm Non-Violence còn được coi là một trong những nguồn cảm hứng đằng sau phong trào vũ khí hóa nghệ thuật. 5/ The Statue of the Bear and the Strawberry Tree tại Madrid, Tây Ban Nha The Statue of the Bear and the Strawberry Tree là một tác phẩm ra mắt năm 1967 đại diện cho quốc huy của Madrid. Nó được đặt tại  trung tâm Madrid và được thiết kế bởi nhà điêu khắc người Tây Ban Nha - Antonio Navarro Santafé. Bức tượng được làm bằng đá và đồng, có chiều cao khoảng 3 mét và nằm ở quảng trường Puerta del Sol. 6/ Clothespin tại Philadelphia, Pennsylvania Tác phẩm điêu khắc Clothespin thiết kế bởi nhà điêu khắc gốc Thụy Điển - Claes Oldenburg và nằm gần Tòa thị chính của Philadelphia. Clothespin được hoàn thành vào năm 1976, tác phẩm nhằm kỷ niệm hai trăm năm Hoa Kỳ. 7/ Release tại Howick, Nam Phi Tác phẩm Release của Marco Cianfanelli được lấy cảm hứng từ Cựu Tổng Thống Nam Phi Nelson Mandela - Biểu tượng của Tự do và Bình đẳng. Tác phẩm được đặt gần Howick, Nam Phi và được ủy quyền bởi Cultural Mechanics – một nhóm tài trợ các dự án văn hóa cho các chính phủ trên thế giới. Công trình của Cianfanelli nằm dọc con đường nơi Mandela từng bị cảnh sát an ninh phân biệt chủng tộc bắt vào năm 1962, khiến Mandela phải ngồi tù trong 27 năm. 8/ The Architectural Fragment tại Melbourne, Úc The Architectural Fragment được thiết kế bởi Petrus Spronk tại Melbourne, Úc. Tác phẩm có thiết kế độc đáo và dường như bị chôn vùi dưới lòng đất đặt trước Thư viện Tiểu bang Victoria. Hình ảnh đó mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sụp đổ của nền văn minh thời xưa, đồng thời ám chỉ đến sự chớp nhoáng trong hiện tại. Thành phố lựa chọn công trình này như một phần của dự án nghệ thuật công cộng lớn vào năm 1992. Nguồn: Dezeen  

Xem thêm

NHÀ HÀNG KHACHAPURI & WINE - SỰ PHA TRỘN GIỮA HIỆN ĐẠI VÀ QUÁ KHỨ

Nhà hàng Khachapuri & Wine được các nhà thiết kế tạo nên từ nguồn nguyên liệu đa dạng cùng các giải pháp thiết kế khéo léo để tạo nên phong cách thẩm mỹ mang sắc màu pha trộn giữa hiện đại và quá khứ. Khachapuri & Wine là một nhà hàng sở hữu phong cách thiết kế độc đáo với cách vận dụng màu sắc táo bạo cùng những bức tranh tường khảm mosaic tại Moscow, Nga. Công trình hướng tới sự tối giản chứ không sử dụng những vật dụng và hình thức trang trí cầu kỳ. Nhà thiết kế tập trung vào hình khối nhằm nêu bật thiết kế hiện đại mang tinh thần nghệ thuật và nhiều màu sắc. Nhà thiết kế sử dụng màu xám trắng làm lớp phủ nền trên nhiều bề mặt chất liệu, từ mosaic cho đến bê tông, thạch cao,… Điểm xuyết trên nền xám trắng đó là các gam màu nhấn đóng vai trò thu hút thị giác như xanh, nâu; đặc biệt nhất trong số đó phải kể đến tông đỏ đi kèm hoa văn họa tiết.     Sự xuất hiện của sắc đỏ trong không gian nhà hàng Khachapuri & Wine như một sự bất ngờ và độc đáo. Không gian đầu tiên mà mọi người nhìn thấy chỉ đơn thuần là  tông màu trung tính, êm dịu. Từ đó, đi sâu vào bên trong nhà hàng, nhà thiết kế đã chọn đúng điểm dừng tại khu vực quầy bar làm trung tâm của mọi góc nhìn. Hai sắc thái xám – đỏ tạo nên hiệu ứng hiện đại, đồng thời các chi tiết hoa văn trên nền đỏ lại mang đến góc nhìn có phần cổ điển giúp tăng chiều sâu thiết kế. Không dừng lại ở đó, ở tầng thứ hai, nhiều bức tranh tường Pirosmani khảm mosaic chính là sản phẩm được tái tạo của những gì thu lại từ một doanh trại quân đội bỏ hoang từ thời kỳ Xô Viết. Chúng không chỉ mang đến góc nhìn nghệ thuật đặc biệt cho nhà hàng mà còn gợi về lịch sử, pha trộn hài hoà giữa hiện đại và quá khứ. Sự xuất hiện bất ngờ của tông màu đỏ trên nền xám trắng. Một quầy bar trải thảm nổi bật ở trung tâm với các kết cấu thạch cao và gạch cao cấp. Đồ nội thất và đèn chiếu sáng tại đây được đặt làm riêng theo bản phác thảo của kiến ​​trúc sư hoặc mua tại các chợ đồ cũ. Cầu thang dẫn lên tầng trên được hoàn thiện một phần bằng tấm thạch cao màu trắng.  Bức tranh tường khảm mosaic tạo nên từ những mảnh ghép lịch sử. Cách ứng dụng vật liệu của các nhà thiết kế trong công trình vô cùng hài hòa, đặc biệt về chi tiết là tổ hợp kết nối phức tạp. Đó là sự đan xen của các vật liệu như gạch mosaic đơn sắc, kim loại, bê tông lộ kết cấu, thạch cao đồng màu, sau đó trung hòa tất cả bằng chất liệu gỗ ấm và nhấn bằng hoa văn vải. Tuy công trình có nhiều loại vật liệu đa dạng như vậy nhưng chúng lại bổ trợ lẫn nhau một cách tinh tế và hài hòa. Bên trong phòng vệ sinh ốp khảm, lối kiến ​​trúc thay đổi đáng kể. Các bề mặt phản chiếu với điểm nhấn màu đỏ tươi của vòi nước và tay nắm cửa tương phản với các phần còn lại của nội thất. Hình dạng cổ xưa của các vòi nước gợi nhớ đến hình ảnh  các phòng ăn thời xưa. Sắc đỏ như một điểm nhấn trọng tâm trong tổng thể không gian. Trên tầng ba, có một khu vực lớn dành cho gia đình với ghế bành bên lò sưởi và một bàn dài chung. Trong không gian có chiều cao gấp đôi, trần nhà với lớp sơn trang trí chống cháy được thay thế bằng các tấm gỗ. Gạch mịn ở các ô cửa sổ phản chiếu ánh sáng ban ngày, mang lại sự mềm mại và yên bình cho căn phòng. Việc sử dụng phong cách thiết kế đa dạng trong một công trình mang lại sự độc đáo hiếm có nhưng đồng thời cũng là thử thách không nhỏ khi phải tiết chế đúng mức nhằm kiểm soát được từng chi tiết lẫn tổng thể. Hơn hết, sự tinh tế trong cách sắp xếp và phối các vật liệu, màu sắc chính là điều quan trọng nhất trong suốt hành trình khám phá nhà hàng Khachapuri & Wine.   Nguồn: Archdaily  

Xem thêm

TRUNG TÂM DÀNH CHO DU KHÁCH SKAMLINGSBANKEN TRÊN NGỌN ĐỒI LỊCH SỬ TẠI ĐAN MẠCH

Studio kiến ​​trúc của Đan Mạch CEBRA đã nâng nền đất lên để “nguỵ trang" Trung tâm du khách thành “một phần của cảnh quan tổng thể” tại Skamlingsbanken, một ngọn đồi lịch sử từng tổ chức các sự kiện dân chủ quan trọng ở Đan Mạch. Chỉ được hé mở bởi hai đường cắt cong, Trung tâm Du khách Skamlingsbanken được CEBRA thiết kế giống với một nút thắt và đó là điểm cao nhất ở Nam Jutland. Được hình thành từ kỷ băng hà, Skamlingsbanken đã được sử dụng làm bối cảnh cho một số sự kiện lịch sử trong lịch sử Đan Mạch, chẳng hạn như các cuộc tranh luận về lãnh thổ Schleswig-Holstein vào giữa thế kỷ 19. Trung tâm du khách tưởng nhớ lịch sử và tầm quan trọng của địa điểm, nhưng được ẩn bên dưới một mái nhà xanh để đảm bảo giữ được cảnh quan thiên nhiên một cách khéo léo. "Ý tưởng chính là làm cho kiến ​​trúc trở thành một phần của cảnh quan tổng thể và càng tinh tế càng tốt. Tòa nhà không chỉ là một điểm đến mà còn là một nút thắt trong mạng lưới các con đường tự nhiên đan xen giữa Skamlingsbanken", Carsten Primdah, đối tác sáng lập CEBRA giải thích. CEBRA đã giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế tòa nhà 500 mét vuông vào năm 2016. Tuy nhạy cảm với cảnh quan, nhưng bản tóm tắt đã kêu gọi một không gian triển lãm, cơ sở giảng dạy và quán cà phê có cửa hàng. Không gian triển lãm tập trung vào cách địa điểm được hình thành và cách nó được sử dụng, đồng thời khám phá mức độ cần thiết của các hành động dân chủ để giải quyết các vấn đề của ngày nay như khủng hoảng khí hậu. Primdahl cho biết: “Trung tâm du khách mới là một đấu trường hiện đại cho văn hóa dân chủ và tái tạo Skamlingsbanken như một bối cảnh cho các cuộc tranh luận và giáo dục quan trọng về những điều mà chúng tôi quan tâm. Tại Skamlingsbanken, chúng tôi đã tạo ra một nơi mà du khách sẽ có được kiến ​​thức về nền dân chủ và thiên nhiên của chúng tôi thông qua nhiều trải nghiệm khác nhau." Cấu trúc của Trung tâm du khách Skamlingsbanken được đúc từ bê tông tại chỗ. Vật liệu này không chỉ cho phép tòa nhà nằm dưới lòng đất mà còn giúp điều chỉnh nhiệt độ của nó. Mái nhà được phủ xanh, nơi chỉ có bò được phép tiếp cận trong khu vực nhất định, được thiết kế với sự hợp tác của nhà sinh vật học Mette Keseler List. Nó được bao phủ bởi cỏ địa phương và than bùn từ khu vực xây dựng. Bên ngoài, một số bức tường bê tông của trung tâm đã được phủ một lớp màu nâu trên các tấm gỗ để có kết cấu hoàn thiện. Chúng được bổ sung bởi sàn trong khu vực đón khách và khu vực dã ngoại được làm từ đá ruộng do nông dân địa phương cung cấp. Bên trong, trần bê tông lộ ra ngoài được kết hợp với sàn gạch terrazzo và tường trát bùn, cùng với đồ nội thất bằng gỗ sồi.   “Nguỵ trang" các tòa nhà trong cảnh quan thiên nhiên là một xu hướng phổ biến trong kiến ​​trúc vì nó có thể giúp giảm thiểu tác động trực quan của cấu trúc.   Ngoài Trung tâm Du khách Skamlingsbanken, chúng ta còn biết tới một số ví dụ khác gần đây như "Biệt thự vô hình" ở Na Uy của CF Møller Architects hay Hang động rượu vang ở Mỹ của Clayton Korte.   Nguồn: Dezeen  

Xem thêm
0911.060.665 0962.166.085

Giỏ hàng